Hiện nay với xã hội càng ngày càng phát triển thì lại có rất nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ. Và chứng tự kỷ được hiểu như thế nào mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.
Nội Dung
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ có tên tiếng Anh là autism. Đây là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm thường phát triển ở trẻ em, được phát hiện trong độ tuổi từ 2-10 tuổi.
Rối loạn phổ tự kỷ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ có tên tiếng anh là Autistic Spectrum Disorder viết tắt là ASD. Rối loạn phổ tự kỷ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như tự kỷ, chứng tự kỷ, bệnh tự kỷ.
Hội chứng tự kỷ
Vào năm 1943, trong một bài báo với nhan đề ” Autistic Disturbance of Affective Contact” (rối loạn về tiếp xúc và trao đổi, trong đời sống tình cảm của trẻ tự kỷ), bác sĩ tâm thần Leo Kanner, người Mỹ gốc Áo, đã phát hiện và mô tả lần đầu tiên Hội chứng tự kỷ của một số trẻ em trong giai đoạn từ 2 đến 8 tuổi.
Đặc điểm của trẻ mắc hội chứng tự kỷ
Thứ nhất, trẻ mang hội chứng tự kỷ không có khả năng thiết lập những quan hệ bình thường với người khác, bắt đầu từ cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Thứ hai, từ những ngày đầu tiên trong cuộc đời, những trẻ bị mắc chứng tự kỷ không có phản ứng bình thường và tự nhiên trước nhưng hoàn cảnh sinh sống hàn ngày, giống như bao đứa trẻ cùng lứa tuổi.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng tự kỷ
Để phân biệt trẻ tự kỷ với trẻ chậm phát triển, mọi người có thể quan sát và phát hiện năm loại hành vi khách quan hay năm dấu hiệu sau:
Dấu hiệu thứ nhất
Sống đóng kín, cô đơn. Khó hay là không tiếp xúc với người khác kể cả người lớn cũng như trẻ con.
Các em không nhìn thẳng vào mắt của người trước mặt mình. Sợ hoặc từ chối tiếp xúc, va chạm giữ hai làn da của mình và của người khác như vuố ve, xoa bóp, ôm ẵm….
Dấu hiệu thứ hai
Trẻ tự kỷ có những hành vi bực bội, tức giận, loạn động, lo lắng, lăng xăng khi trong môi trường và điều kiện sinh hoạt hàng ngày có những biến đổi bất ngờ và khó hiểu đối với các em.
Vì nhu trẻ mắc chứng tự kỷ có nhu cầu sinh hoạt trong một môi trường luôn ổn định và bất biến, trẻ luôn có xu thế kiểm điểm lui tới nhiều lần những đồ chơi, đồ dùng của mình. Và khi có những biến đổi như thất lạc hoặc hư hại tuy dù nhỏ nhặt, các em có thể nhận biết tức thì và cố những rối loạn trong tác phong vì những lý do đó.
Dấu hiệu thứ ba
Hành vi “nhai đi nhai lại” một cử chỉ, một điệu bộ hay là một câu hỏi.
Dấu hiệu thứ tư
Những rối loạn trong lĩnh vực ngôn ngữ. Chức năng hay là nhiệm vụ của ngôn ngữ là thông hành diễn tả, thể hiện nội tâm của mình. Đồng thời, đó cũng là những phương tiện để tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ với những người khác có mặt trong môi trường. bắt đầu từ người mẹ sinh ra mình.
Dấu hiệu thứ năm
Về mặt cơ thể, trẻ tự kỷ không có những rối loạn hay những dấu hiệu đặc thù. Tuy nhiên, chúng ta cần quan sát và phát hiện sau đây:
Khoảng từ 15-20% trẻ tự kỷ có thế có những hành động như: trẻ té ngã, tiểu tiện trong quần, ngày khò khè, hai hàm răng cắn chặt có thể cắn vào lưỡi tạo nên vết thương chảy máu.
Trong lúc hoạt động trẻ đi bằng những ngón chân, đứng bất động một chỗ, hay chạy vòng tròn
Khi trẻ có tâm trạng bất ổn, bất an, lo lắng, sợ hãi, bực bội… hành vi khách quan bên ngoài có thể trở lên náo loạn, lăng xăng, chập chờn, đứng ngồi không yên. Có thể nói là trong lúc ấy các em hiếu động, vô tổ chức, vô trật tự, không có cấu trúc không có kỷ luật.
Trong học tập trẻ không có khả năng chú tâm, tập trung tư tưởng.
Nói một cách ngắn gọn lại là trẻ hiếu động chỉ muốn được thỏa mãn ngay tức khắc trong tất cả mọi đòi hỏi với tất cả mọi người một cách vô điều kiện và vô giới hạn.
Các biểu hiện nhận biết trẻ có nguy cơ tự kỷ trong từng giai đoạn vàng
Trẻ có nguy cơ tự kỷ cần được phát hiện sớm để có thể tìm cách giáo dục trẻ một cách tốt nhất
Biểu hiện trẻ tự kỷ giai đoạn từ từ 0 – 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ thiếu những cử chỉ trao đổi với mẹ, khi được lại gần, nhìn ngắm, vuốt ve, bồng bế.
Không tỏ ra những thái độ lưu tâm, thích thú khi có người đến gần chăm sóc.
Có thái độ lạnh lùng, lãnh đạm, quá bình lặng, đối với lời nói và hành động của những người thân trong gia đình.
Có những cử chỉ tránh né, ngoảnh mặt qua nơi khác.
Suốt ngày im lìm, ít cử động.
Giấc ngủ rối loạn
Thiếu phản xạ bú mút
Thiếu bi bô phát âm
Biểu hiện giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi
Không có những cử chỉ tỏ ra vui mừng và hích thú khi có mẹ hoặc người thân đến gần khi thức dậy.
Các cử chỉ điệu bộ không thích ứng một cách tự nhiên với những hoàn cảnh bên ngoài.
Thái độ lãnh đạm đối với âm thanh và hình ảnh hoặc các vật dụng có mặt trong môi trường sống xung quanh.
Các biểu hiện sau đây của trẻ cần phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa:
Trẻ bị thu hút bởi những kích thích bên ngoài như ánh sáng, vật thể quay tròn, đưa những ngón tay lên ngang tầm mắt và ve vảy.
Một đằng trẻ tỏ ra lãnh đạm xa cách đối với những vật thể quen thuộc như đồ chơi, đằng khác trẻ tỏ ra chú tâm một cách đặc biệt vào những vật thể lạ thường như máy móc, những khe hở, những lỗ rách trên tấm đệm…
Trẻ không có phản ứng lo sợ, khóc la trước người lạ.
Biểu hiện giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi
Ở giai đoạn này, những rối loạn về ngôn ngữ, biểu hiện của trẻ tự kỷ, càng ngày càng trở nên rõ ràng, dễ phát hiện.
Ngôn ngữ là phương tiện tiếp xúc, trao đổi và chia sẻ. Trước khi trẻ tiếp xúc bằng ngôn ngữ có lời thì ngôn ngữ không lời đã có mặt khi đứa bé chào đời. Trẻ khóc, trẻ nhìn, trẻ há miệng khi mẹ đưa ra chiếc thìa có đồ ăn, trẻ ngoảnh mặt đi nơi khác mỗi khi không muốn ăn. Đây chính là cơ hội để người lớn có thể lợi dụng chớp thời cô để tiếp xúc trao đổi, chia sẻ và vun đắp những quan hệ qua lại hai chiều.
Kỳ thực, các em cho dù có khuyết tật hay tự kỷ như thế nào đi chăng nữa, thì các em cũng đang nói với chúng ta bằng những ngôn ngữ không lời. Vấn đề chính yếu ở đây là chúng ta có tìm cách học lắng nghe, tìm hiểu và tôn trọng các em hay không?
Trên đây là một số khái niện về tự kỷ và những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ. Bố mẹ hãy xem con mình có những dấu hiệu như trên hay không? Nếu có, hãy đưa con đi đến các cơ sở y tế uy tín để các chuyên gia khám và đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng hiện tại của con. Từ đó sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất để hướng dẫn và dạy bảo con. Tâm sự mẹ vip chúc các bố mẹ có thật nhiều sức khỏe để đồng hành cùng con đi hết chặng đường gian nan này.