Những câu hỏi này lúc đầu con không biết cách trả lời nên đa phần con lặp lại câu hỏi. Tuy nhiên ở đây là sự lặp lại thông thường mà khi chúng ta dạy sẽ rất nhanh. Còn đối với các bạn Rối loạn phổ tự kỷ thì các con có những cách nhại lời mang tính chất không chú ý và chưa được trải nghiệm qua cũng như chưa biết cách trả lời nên đa phần con sẽ nhại lại.
Ví dụ:
Khi cô hỏi:
- Con tên gì?
- Con cũng hỏi lại “con tên gì?”
Khi cô hỏi:
- Con muốn ăn gì?
- Con hỏi lại: “con thích ăn gì?” Vv…..
Con nhại cả câu rất nhanh hoặc nhại từ đầu và từ cuối, đa dạng các kiểu nhại,
Cách dạy trẻ nhại lời hiệu quả
Cách 1: Cung cấp câu trả lời cho con trước khi hỏi.
Ví dụ:
- Mẹ dạy con nói câu:
- Con tên Thành Đạt.
Dạy nhiều lần cho con lặp lại thành kỹ năng tự phát Sau đó mẹ mới ráp câu hỏi vào cho con trả lời:
- Con tên gì?
- Con tên Thành Đạt.
Cách 2: Trả lời liên tiếp ngay sau câu hỏi.
Ví dụ mẹ hỏi con:
- Con đi đâu đấy? và mẹ trả lời ngay -> Con đi học.
- Nói theo một tràng dài: Con đi đâu đấy? Con đi học.
- Lặp lại nhiều lần với câu hỏi và câu trả lời.
- Sau đó mẹ hỏi: Con đi đâu đấy? và bỏ lỡ câu đợi con nói theo cụm sau Con đi học.
Cách 3: Hỗ trợ con bằng cách vuốt đuôi thụt lùi câu trả lời.
Ví dụ mẹ hỏi: Con muốn ăn gì?
Mẹ hỗ trợ con: Con muốn ăn bánh.
- Sau đó mẹ hỏi lại: Con muốn ăn gì? mẹ nói tiếp -> Con muốn…..(để con vuốt đuôi cụm từ “ ăn bánh”)
- Tiếp theo mẹ hỏi lại: Con muốn ăn gì? mẹ trả lời -> Con …(để con nói …muốn ăn bánh)
Cuối cùng mẹ sẽ hỏi lại: Con muốn ăn gì? và đợi con trả lời đủ câu.
Đây là các cách dạy trẻ nhại lời mà tâm sự mẹ vip tham khảo của cô An Khánh Nhung, hy vọng các mẹ sẽ áp dụng thành công cho con yêu của mình.