Để có thể có một lối nhìn khá đầy đủ về nội tâm của trẻ tự kỷ, chúng ta hãy quy chiếu vào 3 tiêu chuẩn do tác giả Theo Peeters đề xuất.
Nội Dung
Hiểu nội tâm của trẻ tự kỷ qua 3 tiêu chuẩn sau
1. Diễn tả và thông đạt (communication)
Trẻ tự kỷ thường không diễn tả bằng ngôn ngữ có lời. Nhưng các em đang diễn tả với những phương tiện khác như: mắt nhìn, cử chỉ điệu bộ.
2. Trao đổi tiếp xúc (social interac-tions)
Trẻ tự kỷ trao đổi với chúng ta bằng những ngôn nhữ cụ thể của các em. Nếu chúng ta không học để tìm hiểu, lắng nghe, coi trọng và trả lời thì chính chúng ta là người không biết trao đổi.
Trẻ tự kỷ đang nói một ngôn ngữ bằng tay chân và hai con mắt, chúng ta cần vận dụng những hình ảnh và dấu hiệu để tiếp xúc với các em.
3. Tưởng tượng, hình dung, hình tượng, thuyên giải (imagination, interpertation, symbolism, representation)
Chức năng chính yếu của nội tâm là thuyên giải tìm ra ý nghĩa. Công việc này đòi hỏi phải có khả năng chế biến, chuyển hóa những tin tức và sự kiện ở tình trạng thô, thành những vật tư xây cất ngôi nhà ý thức và hiểu biết còn mang tên là tư duy.
Để thuyên giải và làm công việc tư duy trẻ cần học sáng tạo, chủ động, trở thành chủ thể, có khả năng liên kế các dữ kiện hay là tin tức lại với nhau.
Trẻ tự kỷ từ 2-3 tuổi, không có trò chơi giả bộ, không có khả năng đồng cảm, không biết đi tìm những gì đang thiếu vắng, đang bị che khuất. Mà với những đứa trẻ cùng tuổi những khả năng ấy xuất hiện một cách tự nhiên và dễ dàng trong khi chơi với ba, mẹ, anh chị em, bạn bè.
Với một tư duy khô cằn sỏi đá đến độ nào đi nữa thì trẻ tự kỷ vẫn có thể học, nếu những giáo viên có những hiểu biết đúng đắn về nội tâm của trẻ tự kỷ.
Nói cách chung trẻ tự kỷ chỉ thấy những chi tiết vụn vặt, rời rạc, rất quan trọng đối với các em. Trẻ không ý thức về nhưng quy luật, những thứ tự giống như chúng ta. Chúng ta hãy quan sát, lắng nghe và tìm hiểu, để rồi cụ thẻ hóa cho các em những quy luật trừu tượng ấy.
Qua đây Tâm sự mẹ vip chúc các bạn sẽ hiểu nội tâm của con mình để có thể có tiếng nói chung.