Hội chứng tự kỷ, được bác sĩ Leo Kanner phát hiện và mô tả, có thể cùng có mặt trong một vài hội chứng khác, bắt nguồn từ những điều kiện và nguyên nhân khác.
Nội Dung
Các hội chứng tự kỷ
1. Hội chứng “Sắc thể X mong manh” ( Fragile X Syndrome)
Mong manh có nghĩa là dễ bị đứt đoạn. Hôi chứng này được Lubbs khám phá và mô tả vào năm 1969.
Các đặc điểm của hội chứng tự kỷ này
- Có vấn đề chậm chí ở mức độ trung bình
- Có những dấu hiệu khác lạ về cơ thể như mặt dài cổ lớn
- Về mặt ngôn ngữ: nói nhiều và có hiện tượng lặp đi lặp lại kém theo
Hội chứng Asperger
Bác sĩ tâm thần Hans Asperger, người Áo đã mô tả hội chứng này vào năm 1944.
Hội chứng Asperger này xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ngôn ngữ phát triển bình thường. Tuy nhiên trong cách diễn tả và phát âm, nhiều cung điệu lên xuống không thích ứng với hoàn cảnh. Cộng vào đó, có những rối loạn trong cách sử dụng đại danh từ ngôi thứ nhất “Tôi, con” lẫn lộn với hai loại đại danh từ ngôi thứ hai và ba.
- Quan hệ tiếp xúc về xã hội vẫn có mặt. Nhưng những trẻ mang hội chứng này có xu thế sống cô độc, cô đơn.
- Rối loạn đặc biệt nhất trong hội chứng này là cách suy luận rườn rà, phức tạp, không thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh xã hội.
- Những người mang hội chứng này có những sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học. Thêm vào đó, họ có một trí nhớ phong phú lạ thường.
3. Hội chứng Rett
Bác sĩ Rett đã khám phá hội chứng này vào năm 1966.
Những đặc điểm của hội chứng Rett
- Hội chứng này chỉ có ở các trẻ em gái
- Suốt thời gian còn ở trong bào thai và trong năm đầu tiên, trẻ phát triển một cách hoàn toàn bình thường về mặt thần kinh và trí thông minh.
- Vào cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai có những hiện tượng thái hóa về mặt vận động. Thêm vào đó, đứa trẻ tỏ ra không còn thích thú khi tiếp xúc với người thân trong gia đình và với các đồ chơi mà trong những ngày tháng đầu tiên em đã thích.
- Nét mặt trở lên vô cảm và bất động. Liếc nhìn không tập trung vào một đối tượng cụ thể và rõ rệt.
- Có những rối loạn về mặt thần kinh như: hai tay chéo lại đằng trước, hay là thường đạp mạnh vào răng và miệng. Thân hình và tứ chi không còn co giãn một cách dễ dàng và tự nhiên. Trẻ mất quân bình khi di chuyển và vận động, ngôn ngữ thái hóa và biến mất nhanh chóng.
- Vào năm thứ ba, tình trạng trở nên trầm trọng. Trẻ mất khả năng đắc thủ trước đây, nhất là khả năng đi đứng bình thường.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân gây nên hội chứng này là những rối loạn và thái hóa về mặt sắc thể X.
4. Hội chứng West
Nguyên nhân của hội chứng này là những cơn động kinh xuất hiện vào năm đầu tiên.
Nhiều cơn động kinh xuất hiện nhiều lần trong một ngày.
Phát xuất từ đó, những thoái hóa trầm trọng xảy ra trong hai địa hạt: vận động và trí thông minh.
5. Hội chứng trầm cảm nặng
Hội chứng này còn mang tên là “Bệnh thiếu tình thương”.
Hội chứng này xuất phát từ những tình huống “thiếu người chăm sóc liên tục” kéo dài từ 4 tháng trở lên trong năm đầu tiên.
6. Hội chứng Landau-Cleffner
Hôi chứng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1957, xuất hiện ở trẻ 3 tuổi.
Trẻ em mất ngôn ngữ, sau khi đã trải qua 2 năm phát triển bình thường.
Nguyên nhân là những chấn thương não bộ trầm trọng, nhất là ở các vùng, các thùy đặc trách về ngôn ngữ, thuộc tân vỏ não phí bên mặt.
Trên đây là 6 hội chứng cơ bản của Tự kỷ mà Tâm sự mẹ vip đã đọc được trong cuốn sách Trẻ em tự kỷ của Nguyễn Văn Thành.