Tăng động mất tập trung chú ý là một trong những biểu hiện điển hình của trẻ tự kỷ, việc giúp con tăng tập trung giảm lăng xăng cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì để điều chỉnh, nếu chỉ một vài tuần hoặc một vài tháng thì chưa đủ.
Tại sao các cô giáo lại có thể kiểm soát sự tập trung của con tốt hơn mẹ là bởi vì các cô kiên trì hơn ba mẹ rất nhiều lần, hơn nữa đó là NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI mà các cô phải làm nên các cô cần cố gắng, còn đối với ba mẹ thì con làm theo cũng được, không làm theo cũng không sao, đó là lý do vì sao đa số ba mẹ rất khó tác động được tới con thành công.
Khi cô N dạy, cô N cũng gặp đa số các con lúc mới vào nhập học đều không ngồi yên học bài và chưa tập trung chú ý theo cô, bé nào nhanh thì 1 tháng, bé nào chậm thì 3 đến 4 tháng.
Việc con tăng động mất tập trung chú ý cần chú ý đến những vấn đề sau:
Thứ Nhất: Giai đoạn – mốc phát triển theo lứa tuổi của trẻ.
Thứ Hai: Tăng động, mất tập trung chú ý do hội chứng gây nên.
Tại sao ạ?
- Tại vì có những trẻ đang ở giai đoạn chơi tự do, các con học thông qua hoạt động chơi mà ba mẹ cứ bắt các con ngồi một chỗ học bài thì điều đó là khó với con, có thể là không thể xảy ra kết quả như mong muốn. Giai đoạn này khoảng từ 3 tuổi trở xuống.
- Như vậy việc con hạn chế tập trung khi giao tiếp tương tác bằng cách ngồi yên nghe mẹ dạy là điều có thể chấp nhận được. Lúc này chúng ta sẽ làm gì ạ?
Cách thức giúp con tăng khả năng chú ý
Bước 1: Tìm ra điều mà con thích nhất.
Bước 2: cho con ngồi xuống ở bất cứ đâu, trên bàn ghế, dưới sàn nhà, trong lòng ba mẹ vv….
Bước 3: chơi cùng con món đồ con thích, hoặc tạo ra một trò chơi mà con thực sự hứng thú.
Học thông qua các trò chơi của con thích => đơn giản vậy thôi.
Cô Nhung đã trải qua rất nhiều những tình huống thế này rồi và cô Nhung đã tự mình dạy và hướng dẫn giáo viên của mình cũng như phụ huynh cô Nhung dạy online như sau:
- Tình huống 1: Bé Ken 22 tháng, chậm nói, chưa tập trung khi cô dạy học, mỗi lần cô Nhung dạy con là con cứ lo đi tìm đồ chơi mà con thích, khi cô giữ lấy đồ chơi đó thì có lúc con la lên đòi lại hoặc đa phần con bỏ đi tìm đồ chơi khác, không cần…
- Tình huống 2: Bé Võ 36 tháng, chậm nói, mất tập trung chú ý, khi học con không thích ngồi bàn mà cứ thích chạy ra khỏi bàn, nếu cô yêu cầu con ngồi vào hay nói gì con là con đã rơi nước mắt trước rồi, ntfớc mắt rất nhanh, đầm đìa, và khóc, nhưng con lại thích chơi đá
- Tình huống 3: Bé Huyền Trang (HN) …. tháng, con mất tập trung, cứ lăng xăng tìm các trò chơi mới trong khi ba dạy.
Một số cách dạy trẻ tăng khả năng tập trung chú ý
Cách 1: Cô Nhung ôm con vào trong lòng và ngồi trên sàn nhà, con quay lưng vào cô, cô cầm tay chỉ cho con hình ảnh về xe (cái con thích), lúc đầu con ngồi được 1 đến 3 phút, con đòi đi, cô giữ con lại lần thứ nhất, con tiếp tục ngồi thêm được 1 đến 2 phút nữa. Lần thứ 2 con đòi đi, cô cho con đi, cô thả con ra chơi tự do 1 chút, sau đó cô lại lặp lại hoạt động ôm con vào lòng và chỉ 1 lần nữa, lần
này cô giữ con 2 lần khi con muốn đi, lần thứ 3 thả con đi. Cứ như vậy, mỗi lần học như vậy cô lại tăng thời gian giữ con trong lòng và dần dần con quen với việc học như vậy, con tăng khả năng chú ý và tương tác hơn.
Cách 2: Cất hết tất cả đồ dùng đồ chơi lên kệ trên cao, để con không thể với tới và lấy các đồ dùng được, bắt buộc con phải tương tác với mình.
Có lúc con cứ chạy lòng vòng trong phòng mà vẫn không chịu tương tác với cô, cô lấy đất sét tự ngồi chơi 1 mình, vừa chơi cô vừa làm và nói lăn lăn lăn, xoay xoay xoay, bạn ấy thấy lạ liền sà vào chơi cùng, cô cứ làm miết một kiểu lăn lăn lăn, và bạn ấy cuối cùng cũng làm theo và đồng thời cũng nói theo “năn năn năn” nhưng chưa rõ, tương tự từ xoay xoay xoay, và từ “bụp bụp bụp” khi cô đập vào đất sét, từ “ấn ấn ấn” khi cô dùng tay ấn lên đất sét và nói, Trò chơi này con chơi được khá lâu và đồng thời kích thích con nói được rất nhiều từ.
Cách 3: Khi con đang chạy trong phòng, cô giả bộ vào nhà vệ sinh và phát ra tiếng ú, sau đó cô thò đầu ra và òa rất to, con thích chí cười khanh khách, và sau đó cô cứ vào nhà vệ sinh và “ú”, thò đầu ra thì “à”, lặp lại rất nhiều lần trò này, sau đó cô chỉ “ú” và chờ đợi con “à”, con đã làm được.
Cách 4: Khi con thích quả bóng.
Cô cho con ngồi sát vào tường và chắn cái bàn phía ngoài,
Sau đó, 2 tay cô cầm bóng dơ lên cao và bắt đầu đếm 1 – 2 – 3, đến 3 thì cô ném bóng cho con bắt.
Cô yêu cầu con giữ bóng khi nào cô đếm 1 – 2 – 3 xong thì con mới đtfợc ném. Lặp lại nhiều lần.
Tiếp theo cô sẽ đếm 1 – 2 ….và chờ đợi con đếm 3 thì cô mới ném. Lúc đầu con chtfa biết cách, chúng ta chờ đợi con lâu lâu một chút.
Cách nữa đó là khi con cầm bóng, cô đếm 1 – 2 và chờ đợi con xem con có biết đếm 3 và ném hay không, nếu con không biết, chúng ta hỗ trợ cho con.
Cách 5: Tạo ra âm thanh hoặc tiếng động mạnh kích thích sự chú ý cho con.
Lúc con đang mất tập trung ở nơi khác, mẹ có thể dùng tiếng động mạnh như rớt một cái gì đó phát ra tiếng thật mạnh, hoặc lấy con chít chít bóp cho nó kêu, hoặc tiếng quảng cáo trong điện thoại mà con thích (với điều kiện dấu điện thoại đi, chỉ để phát ra tiếng thôi) hoặc là bất cứ tiếng gì làm ảnh hưởng kích thích được sự chú ý của con quay lại, khi con quay lại vị trí bị ảnh hưởng để tìm tiếng động, nhân lúc này hãy dạy cho con thứ mà chúng ta cần, cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần.
< Trích Dạy trẻ chậm nói – Dạy trẻ tự kỷ – An Khánh Nhung>
Mevip chúc bố mẹ thành công với phương pháp dạy con tăng khả năng tập trung chú ý của cô Nhung!