Nội Dung
Đề ôn tập môn tiếng việt giữa học kỳ 2 lớp 4
ĐỀ SỐ 1
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM)
Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đồng tiền vàng
Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
– Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
– Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng đi. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay trở lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
– Thật chứ?
– Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
– Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu, cậu bé nói tiếp:
– Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. Cậu bé là một người tuyệt vời.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào trước ý trả lời lời đúng nhất và hoàn thành các câu theo yêu cầu.
1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào?
A. Người kể chuyện( tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và anh trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
2. Vì sao người khách sau khi lưỡng lự đã đưa đồng tiền vàng cho cậu bé?
A. Vì ông không có tiền lẻ
B. Vì ông tin cậu bé sẽ quay lại trả tiền thừa ngay sau khi đi đổi được tiền lẻ
C. Vì ông thương cậu bé
D. Vì ông muốn cho tiền cậu bé
3. Vì sao cậu bé bán diêm lại nhờ em mang tiền đến trả lại ông khách?
A. Vì em cậu bé muốn đến để gặp vị khách tốt bụng.
B. Vì cậu bé bị xe tông gãy chân không đến được nhưng vẫn muốn giữ đúng lời hứa.
C. Vì cậu bé ngại không muốn đến gặp ông khách.
D. Vì cậu muốn ông khách mua diêm của em mình.
4. Những chi tiết nào trong truyện cho thấy cậu bé sống trong một gia đình nghèo khó?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
5. Em hiểu thế nào về ba câu cuối bài?
A. Người kể chuyện thương cậu bé gãy chân.
B. Người kể chuyện thương cậu bé nghèo.
C. Người kể chuyện xúc động khi thấy cậu bé nghèo khó nhưng không tham lam.
D. Người kể chuyện thương em của Rô-be phải đi trả hộ tiền.
6. Em học tập được những gì từ cậu bé Rô-be trong câu chuyện?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
7. Trong câu chuyện trên, các dấu gạch ngang có tác dụng gì?
A. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
C. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
D. Đánh các ý của một câu.
8. Câu “Cậu bé là một người tuyệt vời” thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
9. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu:
Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Cậu bé là một người tuyệt vời.
10. Tìm một từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người và đặt câu với từ đó.
Từ:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đặt câu:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
ĐỀ SỐ 2
Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
HOA NGŨ SẮC
Những bông hoa bé như cúc áo màu tim tím mọc hoang ngoài vệ đường lại có sức hút kỳ lạ. Giữa ồn ào náo nhiệt của phố phường, giữa cái nắng đã gay gắt ngay những ngày đầu hè, màu tím của hoa ngũ sắc dịu dàng đến lạ…
Ở một số địa phương, cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị, cỏ hôi và thậm chí có cả cái tên không được đẹp cho lắm: hoa cứt lợn. Cây ngũ sắc là cây thân thảo, thuộc họ cúc. Ngũ sắc thường mọc hoang ngoài bở ruộng, những bãi đất hoang, vệ đường. Thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao từ 25-30 cm. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6 cm, rộng 1-3 cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn.
Cây ngũ sắc mặc dù là loài cây dại nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh như viêm xoang, phù nề, phục hồi vết thương do bỏng. Thân cây ngũ sắc cắt về nấu nước gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em.
Mùa hoa ngũ sắc nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt. Cây ngũ sắc thường mọc tập trung thành từng bãi. Đến mùa hoa nở, cả bãi đất ngập trong màu tím phơn phớt của hoa.
HN (sưu tầm)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
Câu 1. Hoa ngũ sắc còn có những tên gọi nào?
- Hoa ngũ vị, cỏ hôi
- Hoa cứt lợn
- Cả hai ý trên
Câu 2. Cây hoa ngũ sắc có đặc điểm gì?
- Mọc hoang, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, mép lá có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu tím nhạt.
- Mọc hoang, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, mép lá có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu tím nhạt. Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt.
- Hoa có nhiều cánh, nhỏ cỡ chiếc cúc áo và có màu tím nhạt.
Câu 3. Cây hoa ngũ sắc có công dụng gì?
- Chữa bệnh như viêm xoang, phù nề, phục hồi vết thương do bỏng.
- Thân cây ngũ sắc cắt về nấu nước gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em.
- Cả hai ý trên.
Câu 4. Hoa ngũ sắc nở rộ vào thời gian nào?
- Từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
- Đầu mùa hè.
- Quanh năm, bốn mùa.
Câu 5. Nội dung của bài văn là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Câu nào sau đây không thuộc kiểu câu kể Ai là gì?
- Ở một số địa phương, cây ngũ sắc còn có tên là hoa ngũ vị…
- Cây ngũ sắc là cây thân thảo, thuộc họ cúc.
- Cây ngũ sắc mặc dù là loài cây dại nhưng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh.
Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn 1 của bài viết trên.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
Giữa ồn ào náo nhiệt của phố phường, giữa cái nắng gay gắt ngay những ngày đầu hè, màu tím của hoa ngũ sắc dịu dàng đến lạ…
ĐỀ SỐ 3
Phần A. Kiểm tra đọc
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ…Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na nói:
– Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học ạ !
Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm)
- Thích chơi hơn thích học.
- Có hoàn cảnh bất hạnh.
- Yêu mến cô giáo.
- Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
- Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
- Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
- Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
- Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)
- Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
- Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
- Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
- Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)
- Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
- Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
- Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
- Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7: Dấu gạch ngang trong câu: Na nói:
– Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học ạ ! dùng để làm gì?
- Đánh dấu phần chú thích.
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)
- Ai là gì?
- Ai thế nào?
- Ai làm gì?
- Không thuộc câu kể nào.
Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là:
(1 điểm)
- Năm học sau
- Năm học sau, bạn ấy
- Bạn ấy
- Sẽ vào học cùng các em
Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT
- Tập làm văn: Các con làm ba đề văn làm vào vở
Đề bài:
1- Em hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích.
2- Em hãy tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
3- Em hãy tả một cây hoa mà em yêu thích.
Tải file tại đây: Đề ôn thi giữa kỳ 2 môn tiếng việt lớp 4
Tâm sự mẹ vip chúc các bé thi tốt!
>> Xem thêm: Đề ôn thi giữa kỳ 2 môn Toán lớp 4