Hạn chế khả năng giao tiếp và tương tác xã hội là đặc trưng rất nổi bật của các con mắc chứng tăng động giảm chú ý hoặc tự kỷ. Con thường thích tương tác với đồ vật, với điện thoại, ti vi nhiều hơn là giữa người với người.
Chính vì vậy, không có cách nào khác ngoài việc tập trung dạy cho con cách giao tiếp VỚI CON NGƯỜI, nếu ba mẹ thường xuyên dạy con chắc chắn con sẽ phát triển, tuy nhiên sự phát triển của con có giới hạn, vì các con khá rập khuôn. Do đó, chúng ta cần dạy con lặp đi lặp lại và dạy nhiều rất nhiều ba mẹ nhé.
Cách dạy con phát triển giao tiếp xã hội
Cách 1: Giao tiếp tốt với các thành viên trong gia đình
Ba mẹ cần phải cho con có khả năng giao tiếp tương tác tốt với các thành viên trong gia đình trước, đây là những người thân thuộc và họ sẽ dành cho con của chúng ta tình thường để chờ đợi con đáp ứng, cảm thông khi thấy con chậm chạp vv….
– Mẹ hãy tổ chức các trò chơi đơn giản có sự tham gia của bố mẹ, anh chị em càng tốt để lôi kéo con vào việc chơi tương tác.
– Ví dụ như chơi các trò chơi:
Chi chi chành chành Kéo cưa lừa xẻ
Ú à
Tạo nhóm người vv…
Hãy cho con chơi thật nhiều để con biết cách chơi và CHẤP NHẬN tương tác.
- Ba mẹ và người thân ngồi xung quanh con, kêu con đưa đồ này đồ kia cho người này người khác, và mỗi khi con đưa đồ vật đến cho ai hãy chắc chắn bạn hãy cho con một sự kích thích đủ để con có động lực cho việc thực hiện tiếp theo.
- Hãy đứng thành hàng ngang, khi mẹ gọi đến tên ai thì người đó vòng tay và cuối đầu xuống ạ, cho con bắt chước và làm theo hành động tốt.
Cách 2: Dạy con giao tiếp với những người bạn
Thường xuyên đưa con đi gặp các bạn, các cô chú người quen và hướng dẫn cho con cách giao tiếp đúng với họ.
- Nhiều ba mẹ nói với cô rằng em cũng có dẫn con đi chơi nhưng con không chịu chơi với các bạn khác.
Cách mà các bạn dẫn đi chơi nó đơn thuần là dẫn con đi đến chỗ có chỗ chơi để con chơi thôi chứ chưa phải là các bạn chơi với con.
Chính xác là các bạn phải ngồi xuống tham gia vào chơi với con như một người bạn, sau đó hãy “mua chuộc” thêm cho con một người bạn bằng cách nhờ vả hay tặng cho bạn của con một món quà mà bạn ấy thích, bạn ấy sẽ sẵn sàng chơi với con của mẹ, và lúc này mẹ là người ngồi phía sau con, hướng dẫn cho con cách chơi với bạn.
- Đưa con đến nhà ai đó, hãy giúp con thực hành thường xuyên việc chào hỏi lễ phép.
- Tạo ra cho con nhiều tình huống để con tư duy và biết cách ứng phó. Ví dụ 1:
- Cô Nhung có 2 bạn học sinh, 1 bạn thích ôm bạn khác bắt nạt, 1 bạn lại không biết cách phản ứng, chỉ ứ ứ hoặc để yên cho bạn làm gì thì làm.
- Sau đó cô giáo có dạy cho bạn thứ 2 rằng, nếu bạn ấy ôm con, con hãy vùng ra vào nói: BỎ TAY RA đồng thời đẩy bạn
- Và cô giáo làm lại hành động y như bạn kia làm với con, và dạy con cũng nói câu BỎ TAY RA và đẩy cô giáo ra y như nói và làm với bạn.
- Vậy là thời gian sau, con đã tự biết cách bảo vệ mình khi gặp những tình huống như vậy.
Ví dụ 2:
- Cô Nhung có bạn học sinh, bạn rất ngại khi giao tiếp với người khác, ngoài mẹ và cô giáo của con thì hầu như con không có giáo tiếp với ai trong trường.
- Giai đoạn này việc của cô là đưa con đi đến các phòng học khác có các bạn và có các cô giáo khác, ngày ngày làm một việc là chào hỏi cô và bạn,
- Thời gian đầu con chưa chịu làm nhưng kiên trì mãi con cũng làm được, nhưng cũng chỉ trong giới hạn bạn và cô của trường thôi.
- Vì vậy, chúng ta cần tạo ra cho con nhiều môi trường giao tiếp, mở rộng thêm cho con các mối quan hệ, tuy lâu nhưng nếu cố gắng thì chắc chắn là được ạ.
Cách 3: Dạy con thông qua hình ảnh
Ba mẹ có thể chụp hình các tình huống giao tiếp lại, dạy con qua hình ảnh cho con nắm được cách giao tiếp sau đó cho con áp dựng thực tế.
Bởi vì có nhiều trường hợp chúng ta không thể lặp đi lặp lại những tình huống đó được.
Ví dụ:
Chụp hình ảnh con đến chơi với bạn nhà bên, con phải làm gì?
- Chào hỏi anh/ chị
- Xin phép anh chị cho đồ chơi
- Cảm ơn khi được cho mượn
- Xin lỗi khi lỡ làm điều gì đó sai
- Tạm biệt khi ra về.
=> Tất cả những bài giao tiếp cơ bản này cần chỉ dạy cho con để con có thể giao tiếp được nhiều người hơn ở nhiều môi trường hơn.
Bài viết này mevip tham khảo nguồn của cô An Khánh Nhung, chúc các phụ huynh thành công.