Nhiều trẻ tăng động hay tự kỷ biết nói nhưng chỉ nói tiếng anh mà không chịu nói tiếng Việt. Vậy theo các bạn có nên cấm con nói tiếng anh và tập trung vào nói tiếng Việt không?
Nội Dung
Tại sao trẻ tự kỷ và tăng động lại thích nói tiếng anh
- Do hệ thần kinh có những khó khăn trong việc đáp ứng với khuôn mặt và giọng nói của con người mà lại dễ đáp ứng với các đồ vật như máy móc điện tử hay các đồ chơi kích thích cảm giác khác
- Chính sự không đáp ứng trong tương tác với con người mà lại dễ đáp ứng với các công cụ điện tử như TV, iPhone, Ipad nên phụ huynh cảm thấy dễ dàng hơn khi cho trẻ chơi với các công cụ này, khi chơi với các công cụ này lâu dài trẻ trở nên quen thuộc và bám dính vào, khó bỏ đi. Điều này lại càng làm cho trẻ khó khăn trong tương tác và giao tiếp với con người, càng làm trẻ chậm hơn về ngôn ngữ và giao tiếp.
Nhiều phụ huynh hiểu lầm là cho con xem TV, Ipad… nhiều gây ra tự kỷ, thực ra là do trẻ đã vốn có khó khăn trước rồi, ông bà cha mẹ không biết cách nên để cho trẻ chơi với công cụ điện tử để dễ dàng hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều phụ huynh ngộ nhận rằng trẻ biết nói tiếng Anh nên không có vấn đề gì và còn tỏ ra thích thú cho rằng trẻ giỏi.
Giao tiếp và tương tác không chỉ đơn giản là nói lập lại một số từ hay rập khuôn cả câu. Đây là một quá trình phức tạp bao gồm sự chú ý đến đối tương giao tiếp, chủ động, khởi xướng, thể hiện nhu cầu, trao đổi thông qua hệ thống không có lời (cử chỉ, điệu bộ) và hệ thống có lời, sự phối hợp đồng bộ cả hai hệ thống giao tiếp không lời và có lời một cách nhịp nhàng, phù hợp.
- Việc xử lý ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong cung giọng, giọng trẻ thường là phẳng (Flat) và đơn điệu (Aprosody), tiếng Việt vốn là ngôn ngữ có dấu, cung giọng lên xuống (Tone language) nên có thể trẻ gặp khó khăn trong xử lý hơn so với tiếng
- Hầu hết các chương trình TV, IPhone, mà hấp dẫn đối với tự kỷ thường là có nhiều hình ảnh sinh động (trẻ tự kỷ xử lý thông tin qua thị giác rất tốt) và có kèm theo tiếng Anh, nên khi trẻ xem hình và có tiếng Anh (không có tone như tiếng Việt) thì dễ học ngôn ngữ này hơn theo kiểu kích thích đôi (Pair stimulation hay điều kiện cổ điển: Classical conditioning ).
- Cho dù trẻ tự kỷ có nói tiếng Anh nhiều đi chăng nữa thì cũng không có khuynh hướng dùng ngôn ngữ này để chủ động trong giao tiếp thực sự.
Đặc trưng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ là rất thích nói tiếng anh và đặc biệt học rất nhanh và rất giỏi nếu như chúng ta đầu tư cho con tiếng anh.
- Tuy nhiên trớ trêu rằng con lại sống trong môi trường tiếng Việt, nếu như con chỉ sử dụng tiếng Anh thì con sẽ hạn chế đối tường giao tiếp rất nhiều.
- Chúng ta lại càng không thể chuyển đến nước khác để con sống ở đó và nói tiếng anh được. Nên việc duy nhất chúng ta có thể làm là dạy con nói tiếng Việt.
Lợi ích của việc trẻ tự kỷ nói được tiếng anh
Một là: Đã xác định được con ĐÃ CÓ NGÔN NGỮ RỒI, chúng ta bỏ qua được giai đoạn dạy bật âm cho con.
Hai là: Việc con nói được tiếng Anh khi dạy con chuyển sang các ngôn ngữ khác sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Ba là: Còn hoàn toàn có thể học thêm một ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng anh mà không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức, não bộ của con có khả năng thích ứng với các ngôn ngữ khác.
Có lợi ích thì cũng có một số khó khăn khi trẻ nói tiếng anh trước
Một là: Con có thể sẽ bị rối loạn ngôn ngữ
Ví dụ như đang nói tiếng Việt lại nói tiếng anh
Hai là : Con lạm dụng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp mà bỏ qua ngôn ngữ mẹ đẻ cần thiết.
Ba là: Khi con nói tiếng Anh trước thì giọng của con chứa nhiều âm gió, khi con chuyển đổi sang tiếng Việt thì còn có thể nói bị mất dấu hoặc âm thanh cao vút hoặc nói ngọng vv…
Việc có nên cấm đoán nói tiếng anh trong giao tiếp hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố để chúng ta đưa ra quyết định. Có lợi thì cũng đi đôi với có hại, nhưng hãy đem những cái hại ấy giảm xuống một cách tối đa.
Một số chuyên gia cũng đã nói không nên cấm trẻ nói tiếng anh vì những lý do sau:
Thứ nhất: Không nên ngăn cấm ….
- Nếu như não bộ của các con hoàn toàn có khả năng tiếp thu được cả tiếng Anh và tiếng Việt một lúc thì không có lý do gì chúng ta cấm con không được nói tiếng anh. Nên khuyến khích con nói tiếng Việt nhiều hơn.
Thứ hai: Không nên ngăn cấm ….
Nếu tiếng Anh là sở thích và là sở trường của con thì việc ba mẹ ngăn cản càng bất hợp lý và có thể có phản ứng ngược lại, thay vào đó chúng ta kích thích con sử dụng tiếng Việt và lấy tiếng Anh làm phần thưởng, điều đó tạo ra kết quả đáng ngờ luôn.
Thứ ba: Không nên ngăn cấm …..
Nếu như việc nói tiếng Anh làm con bị rối loạn khi nói thêm tiếng Việt thì chúng ta có thể kiên trì dạy con nói tiếng Việt được. Quan trọng ba mẹ cần kiên trì đủ lượng và chất để tạo ra kết quả.
Thứ tư: Không nên ngăn cấm ….
Vì chúng ta có thể tư tiện dạy tiếng Việt cho con, không dạy con tiếng Anh mà để con học một cách tự nhiên điều đó hoàn toàn hợp lý.
Thứ năm: Nếu ngăn cấm…
Thì ba mẹ cũng có thể sẽ không nhận được kết quả như mong muốn, đôi khi còn tạo ra sự nổi loạn ở con. Ba mẹ nên hạn chế cho con nghe các chương trình bằng tiếng Anh, thay vào đó là các chương trình bằng tiếng mà ba mẹ muốn con nói.
Tam sự mẹ vip chúc ba mẹ có những quyết định đúng đắn giúp con phát triển tốt nhất.
>> Xem thêm Cách dạy trẻ chuyển từ nói tiếng anh sang tiếng việt