Cô ơi, em dạy con em “ạ” mà dạy mãi con không biết nói, cô chỉ cho em cách dạy với ạ?
Có rất nhiều cách để giúp con phát âm, và có rất nhiều từ để lấy âm cho con nhưng tại sao từ “ạ” luôn được chúng ta chú trọng hơn và đặt nó ở vị trí hàng đầu?
Một trong những lý do đó là:
1. Từ “ạ” là một từ vô cùng đơn giản, chỉ cần há miệng ra là được
2. Từ “ạ” áp dụng trong hầu hết các tình huống giao tiếp, tức là nó khá thông dụng
Khi dạy từ “ạ” cho trẻ thtfờng sẽ có những hoạt động khác nhau kích thích sự chú ý và bắt chtfớc của con.
Dưới đây là một vài hoạt động mà cô Nhung hay sử dụng để dạy con nói ạ và dạ
* Hoạt động 1: Làm mẫu hành động.
Ba mẹ và cô giáo làm mẫu cho con hành động “ạ” Vòng tay – cúi đầu – nói “ạ”
Mục đích của việc kết hợp hành động với việc phát âm “ạ” sẽ giúp con ghi nhớ nhanh hơn, khi hành động vòng tay – cúi đầu sẽ đi cùng với việc con sẽ nói “ạ”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn từng bước một.
Bước 1: Mẹ gọi con và hướng dẫn con -> Vòng tay – Cúi đầu
Bước 2: Hướng dẫn con nói “ạ”
1. Cho con nhìn khẩu hình miệng của mẹ, mẹ há to ra và phát âm “ạ”
2. Đưa tay con lên cổ họng của mẹ để con cảm nhận độ rung của âm thanh “ạ” khi mẹ ạ
3. Mẹ kết hợp cả NHÌN HÌNH MIỆNG khi mẹ “ạ” và CẢM NHẬN ĐỘ RUNG CỦA ÂM THANH khi mẹ “ạ”
4. Lặp đi lặp lại thật nhiều lần những động tác trên.
Bước 3: Kết hợp Vòng tay – cúi đầu – nói ạ
Đây là những gì cô Nhung đã làm khi lấy được từ “ạ” cho các bé bắt đầu đến học.
Cách 1: Vẽ lên tập sách của bé chữ
Cho con nhìn vào hình ảnh này, vì vậy ba mẹ thiết kế bắt mắt một chút gây hứng cho con (đây là cách dạy theo phương pháp Giáo dục sớm Glendoman). Khi viết chữ ba mẹ nhớ viết chữ in hoặc chữ dạng chữ thường giống trong sách Tiếng Việt lớp 1 cho con dễ học và dễ nhận dạng ba mẹ nhé.
- Khi cô gọi Pin ơi, đồng thời bàn tay cô vỗ vào chữ “ạ” mỗi khi cô phát ra từ “ạ”, hành động này nhằm mục đích giúp cho con tập trung chú ý vào tiếng động và định hướng âm thanh, hình ảnh cho
- Đối với những bạn lớn hơn đã có từ đơn và phát âm tốt rồi, chúng ta có thể đổi từ “ạ” thành từ “Dạ” có 2 âm tiết cho con nhé.
Cách 2: Sử dụng viên kẹo mút – tìm ra sở thích của con.
Con rất thích ăn kẹo mút nên cô trữ sẵn kẹo, mỗi khi dạy con “ạ” hay phát âm từ gì cô lại cho con liếm một miếng, cứ như vậy, sẽ kích thích tần suất nói của con mỗi ngày tăng lên.
Cô cứ Pin ơi -> con ạ lại được miếng kẹo, con thích lắm, cứ thế là tiến lên thôi.
Cách 3: Sử dụng điện thoại hoặc smartphone.
Nếu điện thoại là “chất gây nghiện” của con thì chúng ta biến chúng thành công cụ dạy học hoàn toàn có ích.
Ở lớp cô có bạn nhỏ mê điện thoại lắm, cô giáo của bạn cầm điện thoại quay lại chế độ selfie, sau đó cô cứ gọi Anh Quân ơi, rồi cho con nhìn điện thoại để con “ạ” cái, Anh Quân ơi! -> Ạ…..bạn ấy thích lắm, thế là đạt thôi.
Cách 4: Tạo kích thích bằng nhiều cách khác nhau.
Lớp cô có cô giáo kia rất chịu khó kích thích ngôn ngữ cho con,.
Khi dạy con ạ, cô cho con ngồi đối diện và cô làm cách cúi đầu xuống cho tóc hất hết về phía trước, phủ xuống mặt.
Khi cô gọi A Sing ơi! Cô đợi con “ạ” thì cô lại hất tóc hết về phía sau, động tác cô làm người ngoài nhìn vào có thể thấy hơi kì quặc, nhưng con rất thích và thế là cô lấy được ngôn ngữ cho con. Con thích sự khác biệt.
<Trích dạy trẻ tập nói – dạy trẻ tự kỷ – An Khánh Nhung>
Mevip chúc các bố mẹ thành công!