Trẻ tự kỷ hay trẻ tăng động giảm chú ý vốn đã ít nói vậy làm sao để con chủ động nói, hãy tham khảo bài viết dưới dây.
Nội Dung
LÀM SAO ĐỂ CON CHỦ ĐỘNG NÓI:
- CHỦ ĐỘNG ĐƯA RA YÊU CẦU.
- CHỦ ĐỘNG ĐẶT CÂU HỎI.
Thông thường bé của chúng ta hầu như ít có những thắc mắc, ít đặt câu hỏi, ít chủ động đưa ra yêu cầu …..nói chung là thụ động, ít chủ động.
Có rất nhiều lý do làm cho con luôn ở trong tâm thế bị động như:
- Vốn từ ít, con chưa đủ vốn từ để nói câu mình muốn nói
- Không thích giao tiếp, tương tác, thu mình
- Không có cơ hội chủ động nói.
- Như việc con chưa cần nói, ba mẹ đã biết con cần gì và đáp ứng luôn
- Sợ sai và không dám nói Vv……
Những lý do đó đã khiến cho con bị hạn chế về giao tiếp,Vậy có cách nào hỗ trợ con được không?
Hoàn Toàn Có Thể: Bởi vì khi chúng ta đã tìm ra được nguyên nhân thì chúng ta sẽ tìm ra được đáp án, Cô Nhung đưa ra trường hợp sau:
Trường Hợp 1: Con Ít Vốn Từ Để Nói => Vậy việc của chúng ta đơn giản là:
“ CUNG CẤP THÊM VỐN TỪ CHO CON ĐỂ CON CÓ NHIỀU VỐN TỪ.”
Câu hỏi đặt ra là: Bằng cách nào?
Trước đây cô Nhung có nhận dạy một bé ở Ba Lan, bé người Việt nhưng sống ở Ba Lan nên mẹ bé muốn bé nói được Tiếng Việt. Vì vậy mẹ đưa về Việt Nam cho bé học, lúc mới bắt đầu học, ngôn ngữ của bé chủ yếu là Nhại Lời.
Vốn từ của bé rất ít nên việc bé chủ động đưa ra yêu cầu, chủ động đặt câu hỏi là rất khó, chưa kể bé chưa hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Vậy việc đầu tiên của cô Nhung đó là:
- Cung cấp và làm tăng vốn từ cho con ở mức độ thấp với các chủ đề gần gủi, quen thuộc như:
Ai đây?
Bao gồm các thành viên trong gia đình, bạn bè và cô giáo trong lớp.
Với chủ đề này cô Nhung chụp hình tất cả các thành viên trong gia đình của con vào điện thoại, hoặc nhờ mẹ gửi hình qua và có thể là in ra hay học trực tiếp trên smartphone đều được.
Cái gì đây?
- Đầu tiên là những đồ dùng trên cơ thể của con nhtf: áo, quần, giày (dép), nón (mũ), đồng hồ vv….
- Các bộ phận trên cơ thể như: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân, cổ, đầu vv…..
- Đồ dùng học tập ngay trên bàn, xung quanh lớp học của con mà con hay dùng tới.
- Đồ dùng đồ chơi mà con hay được chơi như: xếp khối gỗ, ráp số, ….
=> Tất Cả Những Đồ Dùng Quen Thuộc Hằng Ngày Của Con, Con Thường Tiếp Cận Nhất.
Con gì đây?
Thường con vật thì con không có con vật thật để xem, có chăng chỉ vài con như con chó, con mèo. Do vậy, cô Nhung phải dạy con thông qua cách kênh như:
- Hình ảnh vẽ và chụp về các con vật
- Mở video về các con vật có chuyển động và tiếng kêu thực tế cho con nghe để con có những trải nghiệm hơn.
Màu gì đây?
Phần này cô Nhung sử dụng những màu sắc cơ bản trên cơ thể của con như màu mắt, màu tóc, màu áo, màu giày dép vv….
Hình gì đây? Xe gì đây?
Con đang làm gì vậy?
Với câu hỏi này, cô Nhung thương sử dụng điện thoại chụp hình tất cả các hoạt động thực tế của con diễn ra hàng ngày như:
- Con đang học bài
- Con đang uống nước
- Con đang chơi đồ chơi
- Con đang đi vệ sinh
- Con đang tô màu
- Con đang đi lên cầu thang
- Con đang cất sách vào cặp
- Con đang ngồi trên ghế
- Con đang cất dép
- Con đang ăn kẹo
- Con đang rửa tay
vvv…..
=> Những hành động có thể diễn ra trên lớp, cô Nhung cho con làm và chụp hình sau đó in ra dạy cho con.
=> Đối với những hoạt động không thể có hình ở lớp cô Nhung sẽ nhờ ba mẹ chụp hình và gửi qua cho cô Nhung để cô Nhung in như:
- Con đang ăn cơm
- Con đang bơi
- Con đang tắm
- Con đang đi siêu thị
- Con đang đi công viên
Vv…….
=> Và những chủ đề khác về cung cấp vốn từ cho con,
Trường Hợp 2: Không Thích Giao Tiếp, Tương Tác, Thu Mình.
- Đối với những trường hợp này, việc kéo con ra khỏi thế giới của con không hề đơn giản, thế nhtfng không có gì là tuyệt đối cả, nếu nhtf chúng ta không ngừng cố gắng.
- Cũng giống như việc chúng ta tập trung vào nhiều thời gian vào việc gì, kỹ năng gì thường xuyên thì kỹ năng đó phát triển và xuất sắc vậy.
- Nên việc tích cực giao tiếp và thúc đẩy con giao tiếp để tăng khả năng tương tác là hoàn toàn có thể.
Bằng cách:
- Tập trung chơi đồ chơi mà con thích, kích thích con thể hiện mong muốn của mình có thể là bằng ngôn ngữ, có thể bằng cử chỉ điệu bộ hay sắc thái vv…
2 .Để tất cả đồ chơi của con lên cao tầm với, khi nào con có nhu cầu lấy thì bắt buộc con phải có sự tương tác với mình như: Kéo tay, đưa mắt nhìn mình vv…
Trường Hợp 3: Mất Đi Cơ Hội Chủ Động Nói
(Không có cơ hội chủ động nói – Như việc con chưa cần nói, ba mẹ đã biết con cần gì và đáp ứng luôn)
Hiện nay, do các gia đình chúng ta chỉ sinh 1 đến 2 con nên việc cưng con như trứng mỏng là rất nhiều. Đa số ba mẹ bận đi làm và để con cho người làm chăm sóc hoặc cho con xem điện thoại, tivi để con chơi mà không vướng bận. Vậy:
ĐỂ CON CHỦ ĐỘNG NÓI HÃY TẠO RA NHU CẦU NÓI CHO
Chỉ khi nhu cầu của con muốn đạt được thì con mới muốn nói,
Mẹ hãy để đồ chơi mà con thích và thường xuyên chơi ở một nơi cao hoặc xa so với tầm với của con, để con không thể với tới và lúc này con sẽ có hành động KÉO TAY MẸ TỚI VÀ LẤY. lúc này là lúc mẹ bắt đầu kích thích và thúc đẩy con nói cũng nhtf việc dạy cho con nói mẫu câu:
Ví dụ: Mẹ ơi, lấy búp bê, giúp con.
=> Hãy kiên trì và chờ đợi con, đừng làm giúp con, hãy “lì” hơn con thì chúng ta mới đạt đtfợc mục tiêu của mình.
DẠY CON BẰNG CÁCH NÀO ?
Mẹ hãy dạy con nói cụm từ trtfớc khi con ráp vào câu nhtf trên. Tuy nhiên nếu mẹ chỉ dạy 1 -2 lần nhtf thế thì mẹ biết rồi đó, con sẽ rất khó có thể hình
thành kỹ năng này.
- Vì vậy, mẹ cần dậy con theo HỆ THỐNG MẪU CÂU với các từ vựng khác nhau tạo thành PHẢN XẠ TỰ NHIÊN.
Ít nhất hãy lặp lại cho con 20 tình huống khác nhau.
- Chúng ta và con chúng ta cũng vậy, nếu chỉ nói suông thì việc ghi nhớ gặp vấn đề: ghi nhớ lâu hơn, và nhanh quên hơn.
Vì vậy trong quá trình dạy cô Nhung phát hiện ra quy tắc bất khả thi đó là HÃY ĐỂ LẠI DẤU ẤN HÌNH ẢNH TRONG TRÍ NÃO của con.
Hãy cho con ghi nhớ thông qua hình ảnh song song với các tinh huống thực hành. Điều này cũng giúp mẹ có thể lưu lại các bài dạy để hằng ngày ôn tập cho con.
ĐỪNG ÔM ĐỒM QUÁ NHIỀU KIẾN THỨC.
Thông thường phụ huynh rất nôn nóng để con đạt mức phat triển nhanh nhất, nhưng phụ huynh lại quên mất một điều: BẤT CỨ QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH NÀO CŨNG CẦN CÓ ĐỦ LƯỢNG VÀ CHẤT.
Thai nhi cũng cần đủ 9 tháng 10 ngày, và để con đạt mức chủ động đưa ra yêu Cầu và chủ động đặt câu hỏi là một mức độ phat triển rất cao rồi, vì vậy hãy xây dựng từng btfớc vững chắc nhất có thể. Như khi chúng ta xây nền móng cho một ngôi nhà vậy.
Hãy dạy có kế hoạch, có mục tiêu rõ ràng cụ thể và thời gian cần để đạt được. Tránh ôm đồm kiến thức quá nhiều
Trường hợp 4: Bé sợ sai và không dám nói.
Đây là phần cô Nhung gặp nhiều nhất với các bé bị ngọng, các bé này hiểu biết rất nhiều nên bé sẽ biết tự ti, đặc biệt khi bé nói mà ít ngtfời hiểu dẫn đến việc bé không dám nói nhiều, vì nói ra sợ mọi người cười….
Hôm trước cô Nhung có test bé trai 7 tuổi, con rất đẹp trai, nhưng nói bị ngọng, con nói rất khó nghe nếu không có mẹ phiên dịch cho con, cô Nhung cũng ít nghe ra con nói gì.Con thích được làm lớp trưởng nên con xung phong với cô giáo là để làm lớp trưởng.
Cô giáo bảo con: Con về luyện tập chỉnh ngọng để nói cho rõ rồi cô cho con làm lớp trưởng, chứ bây giờ con nói các bạn không nghe rõ nên con không làm được. (mẹ kể lại cho cô nghe)
Vậy nên khi con đến gặp cô, cô hỏi con thì con không dám trả lời, vì con sợ con nói cô không nghe ra. Mẹ còn kể, khi con đi taxi, bác tài hỏi con tên gì, con không dám nói vì tên của con chính là các chữ mà con nói bị ngọng
(Nguyên -> nuyên), vậy là con nói với mẹ: Mẹ nói cho bác nghe đi chứ con nói bác cũng không nghe ra đâu. vv….
Điều này vô tình làm con nhút nhát tự ti và không dám chủ động tiếp cận và nói chuyện.
Cách chúng ta cần điều chỉnh đó là:
- Không nên nói điểm hạn chế của con với nhiều người và nói trước mặt
- Hãy tìm ra điểm mạnh để khen và kích thích con Cô Nhung thấy con vậy thì liền nói:
Cô: Cô thấy con rất đẹp trai và dễ thương, có ai khen con vậy không?
Con: “Dạ không, tát bạn toàn tê con nói nọng thôi”
Cô: Vậy con có buồn khi nghe các bạn nói vậy không?
Con: Dạ có chứ
Cô: Bữa sau nếu bạn nói con vậy cô chỉ cho con nói này nha. Mình ngọng tí thôi nhưng mình đẹp trai, dễ thương lắm nè Con nói vậy là các bạn sẽ không chê cười con nữa đâu.
Con: Dạ con nhớ rồi.
- CÁCH GIÚP CON CHỦ ĐỘNG ĐƯA RA YÊU CẦU. Các Mẫu Câu Yêu Cầu Mẫu.
- Mẹ ơi, cho con uống nước
- Mẹ ơi, cho con uống cocacola
- Mẹ ơi, cho con đi siêu thị
- Mẹ ơi, cho con đi tè
- Mẹ ơi, lấy khăm tắm giúp
- Mẹ ơi, cất ly giúp con
- Ba ơi, cho con mtfợn điện thoại
- Ba ơi, cho con ăn kem
- Ba ơi, cho con chơi đá banh
- Cô ơi, cho con đi vệ sinh
- Cô ơi, cho con mtfợn cái bút chì
- Cô ơi, cho con cục gôm
- Cô ơi, lấy áo giúp con
- Ông ơi, đọc báo giúp con
- Vv….
Lưu ý:
- Ba mẹ và cô tự tạo tình huống và tạo câu yêu cầu cho
- Hãy luôn luôn đtfa từ gọi vào câu nhtf: mẹ ơi, ba ơi, ông ơi, bà ơi, cô ơi…..
- Mục đích để con hiểu khi muốn yêu cầu ai đó cần phải gọi có chủ ngữ.
- CÁCH DẠY CON GHI NHỚ CÂU VÀ CHỦ ĐỘNG ĐƯA RA YÊU CẦU.
Cách 1: Dạy thông qua hình ảnh chữ Glendoman (phương pháp giáo dục sớm) Bạn hãy ghi câu yêu cầu đang dạy con ra tập của con dưới dạng chữ giáo dục sớm, điều này không phải nhằm mục đích dạy chữ cho con mà dạy con HÌNH ẢNH CHỮ để con ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ câu yêu cầu:
Cô ơi!
Cho con mượn // bút chì
(em viết kiểu chữ giống cuốn dạy con đọc thơ thiết kế trên tập ô li)
Ba ơi!
Lấy giúp con// cái khăn.
Khi bạn dạy con, hãy cho con nhìn vào chữ và nói, lặp đi lặp lại vài lần con sẽ chụp hình và ghi nhớ được câu này. Áp dụng với các câu khác nhau.
Cách 2: Dạy thông qua các biểu tượng hình vẽ trên tập vở
Ví dụ 1: (tới đây nói chị gủi mẫu vẽ tay cho em xem nha) Cô ơi
Cho con mtfợn Bút chì
Ví dụ 2:
Ba ơi
Lấy giúp con Cái khăn
CÁCH 3: DẠY BẰNG HÌNH VẼ BIỂU TƯỢNG TRÊN TAY CON.
Để con học một cách tự nhiên, bạn có thể vẽ hình ảnh biểu tượng của câu yêu cầu đang đạy lên tay con.
Điều này sẽ giúp con xem lại mỗi khi con quên, hoặc nhìn thường xuyên khi con đưa tay lên, con sẽ ghi nhớ nhanh và lâu.
Ví dụ: (nói chị đưa mẫu cho em xem)
CÁCH 4: TẠO RA TÌNH HUỐNG THỰC TẾ ĐỂ ÁP DỤNG CÁC CÂU ĐÃ HỌC.
Sau khi đã cho con ghi nhớ đtfợc các câu yêu cầu, chúng ta hãy tạo ra các tình huống thực tế cho con thực hành.
Vì không phải lúc nào cũng có tình huống thực tế xảy ra nên chúng ta cần phải tạo ra cho nhiều thì dạy mới nhanh đtfợc.
Ví dụ:
Ở lớp học giáo viên tạo ra cho con các tình huống chủ động yêu cầu như:
- Mượn bút
- Lấy sách ở trên cao
- Xin phép đi uống nước Vv…….
Ở nhà ba mẹ có thể tạo ra các tình huống thường xuyên như:
- Muốn đi chơi
- Mượn điện thoại
- Lấy giúp cái gì đó … Vv
CÁCH 5: SẮP XẾP VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG ĐÚNG.
Hãy đảm bảo rằng tất cả những thứ mà con cần nằm xa tầm với của con.
Dù là ở lớp hay ở nhà, khi chúng ta đang dạy bài học này, để có kết quả tốt thì ba mẹ và cô giáo hãy cất tất cả những thứ mà hôm nay chúng ta có dự định dạy con ở một nơi khó tìm thấy hoặc xa -> cao hơn so với tầm với của con, có nhtf vậy thì con mới có nhu cầu mà chủ động gọi ai đó để yêu cầu.
Quan trọng:
- Hãy thật sự kiên trì và lặp đi lặp lại thtfờng xuyên cho con hình thành phản xạ
- Hãy dạy con theo hệ thống các mẫu câu để con ghi nhớ và áp dụng nhanh hơn.
DẠY CON CÁCH DẠY CON ĐẶT CÂU HỎI
CÁC MẪU CÂU ĐẶT CÂU HỎI
- BỘ CÂU HỎI Ở ĐÂU? ( ĐÂU RỒI ? )
Cô ơi, bút chì đâu rồi? Cô ơi, cục gôm ở đâu?
Cô ơi, cái ly uống nước đâu rồi? Cô ơi, bạn A đâu rồi?
Ba ơi, cái khăn tắm đâu rồi?
Ba ơi, cái điện thoại ba để ở đâu? Ba ơi, cây kem đâu rồi?
Mẹ ơi, ba đâu rồi?
Mẹ ơi, cái bánh chocopie đâu rồi? vv…..
- BỘ CÂU HỎI AI ?
Cô ơi, cái bút chì này của ai? Cô ơi, cuốn tập này của ai?
Mẹ ơi, ai đến nhà mình chơi vậy? Mẹ ơi, ai tặng xe cho con vậy?
Ba ơi, ai đtfa con đi chơi?
Ba ơi, ai cho con chiếc xe này? vv…..
- BỘ CÂU HỎI TẠI SAO?
Cô ơi, tại sao tay cô bị dơ?
Mẹ ơi, tại sao con phải ăn cơm? Ba ơi, tại sao con phải chải răng? vv…..
- BỘ CÂU HỎI KHI NÀO?
Cô ơi, khi nào con học xong? Cô ơi, khi nào mẹ đón con về? Mẹ ơi, khi nào mình đi chơi? Mẹ ơi, khi nào mình ăn cơm? Ba ơi, khi nào mình đi tắm?
Ba ơi, khi nào mình đi siêu thị? Ông ơi, khi nào mình về quê? Bà ơi, khi nào ông về?
vv…..
*THÊM NHIỀU LOẠI CÂU HỎI NỮA NHƯ:
- Cái gì đây?
- Con gì đây?
- Màu gì vậy?
- Hình gì vậy?
Vv….
CÁCH DẠY CON GHI NHỚ CÂU VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI
Cách 1: Dạy bằng cách ghi nhớ hình ảnh chữ theo phương pháp Glendoman.
Chúng ta dạy con những câu hỏi đơn giản trtfớc sau đó mới đến những câu hỏi phức tạp hơn.
Cô Nhung dạy Eruc đầu tiên cô cho con học trên tập vở với hình ảnh chữ và hình ảnh mô phỏng ví dụ như:
Cô Nhung ơi! Bút chì đâu rồi ?
Sau đó kèm theo các hình ảnh như sau:
Sau khi cho con học trên hình ảnh, cô bắt đầu đi vào tình huống thực tế.
Cô yêu cầu con đi lại kệ sách lấy bút chì, nhtfng cô dấu đi, không để con nhìn thấy. Lúc đầu con đi tới và đi về lại vì không thấy bút, cô gợi ý cho con.
Cô: Con không thấy bút thì con hỏi cô sao? Con: Cô Nhung ơi, bút chì đâu rồi?
Sau đó cô cho con thực hành lại bài tập này nhiều lần, nếu con vẫn chưa nhớ được cô sẽ dùng thêm phương pháp hỗ trợ thứ 2.
Cách 2: Vẽ hình ảnh chữ hoặc hình biểu tượng câu hỏi lên tay cho con.
Khi con tìm không thấy bút chì con sẽ chủ động quay lại và hỏi cô bằng cách nhìn vào tay để hỏi cô.
Cách 3: Tạo tình huống thực tế
Ví dụ:
Mẹ ơi! Bố Sơn// đâu rồi?
Với câu hỏi này cần tạo tình huống cho con bằng cách, bố đi ra ngoài và mẹ hỏi con
Mẹ: Con ơi, Bố đâu rồi? (Lúc này con sẽ không biết bố đi đâu và không biết trả lời, thì mẹ sẽ htfớng dẫn cho con đặt câu hỏi ngược lại cho mẹ)
Con: Mẹ ơi, bố đâu rồi? (Cứ nhtf vậy lặp lại nhiều lần cho con để con nắm được câu hỏi đầu tiên trước, sau đó hãy giúp con thay đổi chủ ngữ để đặt được các câu hỏi khác như:
- Mẹ ơi, anh hai đâu rồi?
- Mẹ ơi, em Nếp đâu rồi?
- Mẹ ơi, giày của con đâu rồi?
- Mẹ ơi, áo của con đâu rồi? Vv…..
Mẹ hãy dạy con theo hệ thống câu hỏi để con dễ hình dung hơn và dễ nhớ hơn. Với cách dạy này con sẽ ghi nhớ rất nhanh và dễ áp dụng vào cuộc sống.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm bộ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ của cô Nhung có cuốn dạy con đặt câu hỏi.
CÁCH 3: DẠY BẰNG CÁC LOẠI THẺ HOẶC SÁCH CÓ THIẾT KẾ CÂU HỎI CÓ SẴN NHƯ:
Theo cuốn sách KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI của tác giả An Khánh Nhung. Bộ câu hỏi ai, cái gì, ở đâu, ……
Trên đây là cách để con chủ động nói mà mevip đã sưu tầm được của cô An Khánh Nhung. Chúc các bố mẹ thành công!