Đây là bài hướng dẫn của cô Nhung, hướng dẫn các bậc phụ huynh biết cách dạy con bật âm tại nhà với những bài học đơn giản.
Đối với trẻ chậm nói Cái cô Nhung luôn hướng đến trong các bài giảng của mình là:
- Đơn giản
- Dễ hiểu
- Dễ áp dụng
- Thực tế
- Và hiệu quả.
Những kỹ thuật giúp các con bật âm dễ nhất
Kỹ thuật 1: Chọn và sử dụng các từ, cụm từ giúp con bật âm dễ dàng.
Đây là kỹ thuật quan trọng nhất trong tất cả các kỹ thuật khác, vì khi chúng ta chọn đúng từ kích thích con thì tất cả các kỹ thuật khác nhằm mục đích bổ trợ cho việc phát ra các từ đó.
Vậy đó là những từ nào?
Theo kinh nghiệm của cô Nhung thì các từ dễ bật âm nên đi kèm các từ dễ hình dung ra hình ảnh và có hành động đi kèm như:
Cá Gà Bò Chì Vịt Xe
A – chì (bút chì nhưng khi bắt đầu tập phát âm từ A luôn dễ dàng hơn) Cô
Ông / Ong Ba/ bà …vvv
Kỹ thuật 2: Giúp con cảm nhận một cách rõ ràng độ rung âm thanh của các từ ở nơi cổ họng.
- Cho con sử dụng tay thuận của con đặt ngang vùng cổ của mình khi mình phát âm, chúng ta nhớ cách đặt tay con đúng vi trí và tập trung vào từ đang dạy để con cảm nhận độ rung của âm thanh một cách chính xác và dễ bật ra tiếng.
- Cô Nhung có một số bé chỉ nói đúng bằng khẩu hình miệng chứ không có âm thanh, sau khi luyện tập bằng pp này, con hầu như cảm nhận được và bật âm tốt hơn.
Kỹ thuật 3: Khẩu hình miệng phải rõ ràng, đơn giản
Nhằm mục đích giúp con bắt chước khẩu hình miệng để con nhanh phát âm.
Hỗ trợ con chú ý hình miệng của bạn và phát âm thật chuẩn các khẩu hình để con Bắt chước dễ dàng hơn.
Ví dụ:
- Từ cô:
Chu miệng tròn miệng giống chữ Ô.
Có thể làm dứt khoát từ cô hoặc cũng có thể kéo dài Cô.ô.ô.ô…. linh hoạt từng đối tượng để áp dụng sao cho có kết quả nhất.
- Từ a – chì
A: Miệng ha to chữ A và đang đà há to miệng thì lại nhả miệng ra Chì: Với từ “i” phát ra từ kẽ răng và mạnh hơn ra từ “Chì” chì, chì
- Từ Ông – Ong
Há to miệng và sau đó ngậm miệng đồng thời phồng má ra khi phát âm Ông
– Ong
– Từ Gà
Há miệng dần to ra và dứt khoát từ Gà, cũng có thể kéo dài Gà..à…à…
Kỹ thuật 4: Kiên trì và chờ đợi
- Chúng ta có thể dùng nhiều cách để dạy cho con nhưng đôi khi chúng ta quên đi mất kỹ thuật này, nhưng nó là một kỹ thuật vô cùng quan trọng, nếu như chúng ta không kiên trì chờ đợi con sau mỗi lần dạy con phát âm các từ trên thì hầu như kết quả nhận lại rất thấp.
Kỹ thuật này áp dụng như sau:
- Sau mỗi lần ba mẹ dạy con phát âm một từ nào đó, lúc đầu ba mẹ có thể đợi con 5 giây, ba mẹ đếm đến 5 và tiếp tục lặp lại từ đó.
- Mỗi một từ được chọn để kích âm cho con thì đều phải kiên trì lặp đi lặp lại nhiều lần, tuy nhiên không phải cứ dạy có 1 từ mà chúng ta cần linh hoạt lồng ghép, trộn hết từ này đến từ khác, một buổi dạy có thể chọn từ 2 -3 từ
Kỹ thuật 5: Kích thích và khen ngợi đúng lúc.
Khen ngợi là một cách kích thích con phát âm vô cùng hiệu quả. Và việc khen ngợi đúng lúc là cần thiết
Cách mà cô Nhung hay áp dụng với các con của mình đó là:
–Yeh – đập tay với con, cách đập tay mạnh mẽ đầy năng lượng để truyền cảm hứng, hứng thú cho con
- Cụng tay: nắm tay lại và 2 tay của cô và trò cụng cụng lại với nhau khoảng 3 lần.
- Ôm siết chặt: khi con thành công, việc ôm siết chặt con sẽ cho con cảm giác rất hứng thú và tích cực làm tốt hơn, hãy thực sự yêu thương con sẽ cảm nhận được.
- La lên một chút: woa….làm được rồi, yeh, yeh nào….
- Thưởng đồ ăn: một cái liếm kẹo, một cái bim bim, một thứ gì đó con thích luôn luôn có tác dụng rất tốt.
vv………
Kỹ thuật 6: Sử dụng tình yêu thương và luôn phải thể hiện thần thái cảm xúc tích cực, vui vẻ và hào hứng.
Để có thể thành công khi dạy con thì không thể bỏ qua kỹ thuật này. Con của chúng ta có thể chtfa biết nói, chưa hiểu nhiều
Nhưng, có một điều con cảm nhận rất tốt đó là: Tình cảm mà cô hay ba mẹ dành cho con.
- Đây có thể là bản năng sinh ra con đã có, vì vậy nên nếu như bạn có ý định giả bộ thương con để đạt kết quả thì tôi khuyên bạn tốt nhận là nên nhận một đứa trẻ khác mà bạn có thể yêu thương chúng.
- Bởi vì nếu như con chưa cảm nhận được tình yêu của cô thì con chưa đáp ứng lại cô được. Đừng trách
- Trong lúc dạy con, nếu chúng ta thể hiện cảm xúc bằng cách, ôm hôn con, có những ngày con sẽ mệt, sẽ mè nheo không chịu học, không chịu hợp tác…. bởi ai cũng sẽ có những ngày như thế, thay vì bạn ép con học thì bạn có thể ôm con một chút trong lòng, vỗ về con để con cảm nhận được sự đồng cảm của bạn thì con sẽ đáp ứng lại bạn rất
- Hoặc nếu như con làm đtfợc điều gì đó bạn reo hò, bạn thể hiện sắc thái hạnh phúc trên khuôn mặt, hành động hơi lố một chút nhưng nó có tác dụng rất tốt.
- Nếu giọng nói của bạn cứ đều đều, hành động của bạn không có gì gây hứng thú cho con thì bạn cần phải tập luyện để có được kỹ năng này nếu bạn muốn thực sự thành công với những đứa trẻ này.
- Trong lúc dạy bạn có thể tạo ra các từ có tính cảm thán như:
Wao! Ui da Ố ồ
……
Kỹ thuật 7: Sử dụng cử chỉ điệu bộ và hành động đi kèm với các từ đã chọn để dạy.
Như kỹ thuật 1 mà cô Nhung đã nêu, khi chúng ta chọn từ, chúng ta cố gắng chọn các từ dễ và có kèm theo các cử chỉ điệu bộ và hành động đi chung thì tác dụng sẽ tăng lên rất nhiều lần hơn là chúng ta chỉ dạy suông.
Ví dụ:
- Cá – kèm động tác cá bơi
- Gà – gà gáy……ò ó ó – kèm động tác đưa 2 tay lên miệng
- Bò – ủm bò đưa tay lên miệng “ủm” và thả ra “Bò”
- Chì – a chì: cầm bút chì đưa lên cao qua đầu nói “A” và đưa xuống nói “Chì”
- Vịt ……kêu cạp cạp cạp – chụp hai tay đập đập vào nhau
- Xe – nắm hai tay vặn vặn như kiểu vặn ga xe máy
- Ông – dùng tay vuốt cằm
- Ong – chụm 2 ngón tay cái và trỏ lại và dơ 3 ngón tay kia lên giống hình tượng làm ok của tay
- Bà – hình ảnh cụ chống gậy
…vvv
Kỹ thuật 8: Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng sinh động bắt mắt và lôi cuốn.
- Sử dụng hình ảnh vẽ – viết chữ theo phương pháp glendomen và hình ảnh minh họa.
- Hình ảnh này chúng ta có thể tự viết, tự vẽ vào tập cho
Ví dụ:
Bò – ủm bò
Gà – ò ó o
- Sử dụng các thẻ flashcard có sẵn để dạy.
- Sử dụng mô hình
- Sử dụng đồ vật, con vật thật
- Sử dụng hình ảnh được chụp lại trên smartphone vv….
- Sử dụng phương pháp xăm mình: là pp mà cô Nhung rất thường xuyên sử dụng vì tính hiệu quả của nó rất mạnh, các con sẽ nhìn thấy hình ảnh mà các con được học ở bất cứ khi nào, như vậy tạo điều kiện cho việc con ghi nhớ nhanh hơn.
- Ba mẹ có thể vẽ Lên tay của con hoặc 01 tờ giấy mà con rất thích cầm.
- Lưu ý: vẽ tối đa 1 ngày 4 hình ảnh để con không bị rối. Hoặc tùy vào khả năng nhận thức và tiếp thu của con để tăng hoặc giam khối lượng từ vựng hình ảnh cho phù hợp.
Kỹ thuật 9: Âm thanh trầm bổng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
- Âm thanh khi chúng ta dạy con phát âm cần:
- Rõ ràng
- Dứt khoát
- Có cung bậc lên xuống thể hiện cảm xúc Ví dụ:
Phát âm từ Cá:
Chúng ta không nói cá,
Mà chúng ta nhấn mạnh CÁ thật to và rõ ràng, dấu sắc luôn là âm thanh bổng Hạn chế nói đều đều con sẽ nhàm chán.
Kỹ thuật 10: Kết hợp sử dụng âm nhạc, thơ ca và trò chơi vào bài dạy.
+ Đọc thơ vuốt đuôi theo các bài thơ đơn giản như:
Yêu mẹ
Bắp cải xanh Bạn mới vv….
+ Chơi các trò chơi tương tác trong buổi học như:
Con cá vàng bơi
Cua bò, cua kẹp Vuốt ve
+ Chơi các trò chơi tao ra âm thanh như:
ba ba ba, woa woa woa, phù mưa,
thổi bong bóng, thổi tay…..
vv…..
+ Bài hát như:
Con gì kêu làm sao Con gà trống
Một con vịt Meo meo meo
Trên đây là các cách dạy con bật âm mà tâm sự mẹ vip đã sưu tầm của cô Nhung. Chúc các mẹ thành công!