Trẻ em F0 có triệu chứng COVID-19 nhẹ có thể ở nhà với người chăm sóc trong suốt quá trình hồi phục mà không cần nhập viện.
Nếu quý vị đang chăm sóc một em nhỏ nhiễm COVID-19, điều quan trọng là phải làm theo các điều dưới đây để chăm sóc con là F0 và bảo vệ chính mình và những người khác trong nhà.
Triệu chứng của trẻ nhiễm COVID-19
– Sốt
– Ho
– Khó thở
Hãy theo dõi các triệu chứng của con quý vị.
– Theo dõi các triệu chứng của con quý vị theo chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe hoặc Cơ quan Y tế Công cộng.
– Theo dõi các triệu chứng xấu đi, chẳng hạn như thở nhanh, khó thở, hay nhầm lẫn, không thể
nhận ra quý vị, ớn lạnh do sốt hoặc sốt không giảm khi dùng thuốc hạ sốt.
– NẾU TRẺ EM CÓ TRIỆU CHỨNG NẶNG, GỌI SỐ KHẨN CẤP ĐỊA PHƯƠNG.
– Nếu gọi xe cứu thương, hãy nói với người điều phối rằng em nhỏ có COVID-19. Nếu đến bệnh
viện bằng xe riêng, hãy gọi trước tới bệnh viện và cho họ biết rằng em nhỏ có COVID-19.
Lưu Ý Khi Điều Trị Trẻ F0 Tại Nhà
Trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 được điều trị tại nhà, cha mẹ cần trấn an tinh thần, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi; Đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu nặng hơn như sốt cao, khó thở, phát ban…
Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh (Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), cho biết những dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc bệnh nặng như bú kém, nôn trớ, kém tỉnh táo, khó thở, co giật. . cà trớn. Trẻ sốt cao, đau họng, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu, tay chân sưng tấy, mẩn ngứa…
Cha mẹ cần cập nhật thường xuyên nhịp thở, mạch, nhiệt độ, huyết áp và SpO2 (nếu có) của trẻ. Trường hợp phát hiện trẻ có nhịp thở nhanh: trên 40 lần / phút đối với nhóm 1-5 tuổi và trên 30 lần / phút đối với nhóm 5-12 tuổi; hoặc SpO2 dưới 95% (ở mọi lứa tuổi), cần báo ngay cho nhân viên y tế.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ thì cho uống paracetamol để hạ sốt. Tính liều uống theo cân nặng của trẻ, liều khuyến cáo cụ thể là 10-15mg / kg / lần, nhắc lại sau 4-6 giờ, không quá 4 lần / ngày.
Trẻ bị ho, nên giảm ho bằng các loại thảo dược hoặc thuốc giảm ho theo chỉ định của nhân viên y tế. Cho trẻ uống thêm nước và điện giải, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm, các loại thuốc khác khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, ở nơi khô ráo, thường xuyên vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, tập thể dục nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập phục hồi sức khỏe như thở sâu và thở đều đặn.
Bác sĩ Ninh lưu ý: “Cha mẹ cần bình tĩnh để có thể hỗ trợ tâm lý, động viên, trấn an tinh thần cho con”. Giúp con bạn duy trì các thói quen bình thường, tạo ra trò giải trí tại nhà và dạy chúng cách hành động để giảm sự lây lan của bệnh tật.
Các lưu ý khi khi bạn chăm sóc trẻ F0
Giữ tay sạch
– Rửa tay mình và tay em nhỏ thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc
biệt là sau khi có bất kỳ loại tiếp xúc nào với trẻ (ví dụ: thay tã) và sau khi tháo găng tay.
– Nếu xà phòng và nước không có sẵn và nếu tay quý vị trông không bẩn, hãy dùng chất khử
trùng có cồn (ABHS) có chứa ít nhất 60% cồn. Nếu tay trông bẩn, trước tiên lau sạch bụi bẩn
bằng khăn ướt, sau đó dùng ABHS.
– Lau khô tay bằng khăn giấy dùng một lần.
– Nếu không có sẵn, dùng khăn có thể tái sử dụng và thay thế khi khăn ướt. Không dùng chung
khăn.
– Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa và khuyến khích các con không chạm
vào mặt chúng.
Tránh lây nhiễm cho người khác
– Em nhỏ nên ở trong nhà hoặc ở ngoài trời có người trông, không nên chơi với bạn bè hoặc đến
trường hoặc đến các khu vực công cộng, và không nên đến gần người khác trong khoảng cách 2
mét nếu có thể.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với em nhỏ, như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn trải
giường, đồ dùng hoặc thiết bị điện tử.
– Không dùng chung đồ ăn thức uống.
– Dùng phòng tắm riêng với trẻ nếu có thể. Nếu không thể, đạy nắp bồn cầu xuống trước khi xả
nước.
– Đối với các bà mẹ cho con bú: điều này có lợi cho sức khỏe của con, quý vị nên tiếp tục cho con
bú. Nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với bệnh.
– Nếu quý vị đang cho con bú bằng sữa công thức hoặc sữa vắt, hãy khử trùng thiết bị cẩn thận
trước mỗi lần sử dụng và không dùng chung bình sữa hoặc bơm vắt sữa.
Giữ môi trường của quý vị sạch sẽ
– Bỏ khẩu trang, găng tay đã dùng và các vật dụng bị nhiễm bẩn khác vào thùng có lót, đóng chặt
lại và bỏ đi cùng với vật phế thải khác của gia đình.
– Đặt đồ giặt có thể bị nhiễm trùng vào thùng chứa có lót nhựa và đừng lắc. Giặt bằng xà phòng
giặt thông thường và nước nóng (60-90 °C) và sấy khô. Quần áo và khăn trải giường của trẻ có
thể giặt cùng với các đồ giặt khác. Nên đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với đồ
giặt bị nhiễm trùng.
– Ít nhất một lần mỗi ngày, dùng chất tẩy trùng bề mặt cứng đã được chấp thuận để khử trùng
các bề mặt mà mọi người trong nhà thường xuyên chạm vào (ví dụ: nhà vệ sinh, hộp đựng đồ
giặt, bàn cạnh giường, tay nắm cửa, điện thoại và bộ phận điều khiển từ xa). Làm sạch màn hình
cảm ứng bằng khăn lau cồn 70%.
Tự bảo vệ mình
– Chỉ có một người khỏe mạnh nên chăm sóc trẻ, nhưng mọi người trong nhà bạn nên làm theo
hướng dẫn này.
– Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn từ COVID-19 không nên chăm sóc trẻ
mắc bệnh COVID-19. Những người này bao gồm người cao tuổi, những người mắc bệnh mạn
tính (ví dụ, bệnh tim, tiểu đường) hoặc hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu.
3
– Nếu quý vị cần ở trong vòng 2 mét của em nhỏ, hãy đeo khẩu trang, găng tay dùng một lần và
kính bảo vệ mắt.
– Đừng dùng lại khẩu trang hoặc găng tay.
– Nếu có thể, trẻ cũng nên đeo khẩu trang khi bạn chăm sóc chúng và cũng khuyến khích em nhỏ
không chạm vào mặt hoặc khẩu trang của chúng.
Theo dõi các triệu chứng của bản thân
– Tự theo dõi bản thân về các triệu chứng và làm theo bất kỳ lời khuyên nào của cơ quan y tế công
cộng địa phương về việc tự cô lập.
– Nếu quý vị thấy các triệu chứng dù nhẹ, hãy cách ly bản thân càng nhanh càng tốt và liên hệ với
Cơ quan Y tế Công cộng địa phương để được hướng dẫn thêm.
Nên có sẵn những vật tư này
□ Khẩu trang (đừng dùng lại)
□ Bảo vệ mắt (tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ) để người chăm sóc dùng
□ Găng tay dùng một lần (đừng dùng lại) để người chăm sóc dùng
□ Khăn giấy dùng một lần
□ Giấy xốp (tissue paper)
□ Thùng chứa chất thải có lót plastic
□ Nhiệt kế
□ Thuốc không kê đơn để hạ sốt (ví dụ: ibuprofen hoặc acetaminophen)
□ Nước máy
□ Xà phòng rửa tay
□ Chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn
□ Xà phòng rửa chén
□ Xà phòng giặt thường xuyên
□ Sản phẩm tẩy rửa gia dụng thông thường
□ Chất tẩy rửa và khử trùng
□ Chất khử trùng bề mặt cứng, hoặc nếu không có sẵn, chất tẩy trắng đậm đặc (5%) và
một hộp đựng riêng để pha loãng
□ Khăn lau cồn
Tâm sự mẹ vip chúc các bạn bình an trong mùa đại dịch.